Chủ Nhật, 26 tháng 4, 2020

Một loạt doanh nghiệp vỡ nợ và đứng trước bờ vực phá sản, nhưng công ty này lại tìm thấy cơ hội 'in tiền' nhờ Covid-19 bùng phát

Để hiểu về Netflix, bạn hãy quên nhân vật Joe Exotic trong bộ phim tài liệu đình đám "Tiger King" trong thời gian gần đây. Hãy nhìn vào nhân vật giáo sư của "Money Heist" (tựa tiếng Việt: Phi vụ tỷ đô) – bộ phim Tây Ban Nha chủ đề tội phạm, với nội dung một băng cướp lên kế hoạch cướp 2,4 tỷ euro xưởng in tiền tại Madrid.

Cũng giống như những tên tội phạm, Netflix đang chớp lấy cơ hội từ lệnh phong toả ở nhiều quốc gia trên thế giới để "in tiền". Giống như nhân vật giáo sư, CEO Reed Hastings thường đi trước phe cảnh sát một bước. Tương tự như băng cướp trong phim, Netflix luôn có một nguyên tắc vàng, đó là bám sát kế hoạch. Và cho đến nay, họ đã thành công.

Thành công hơn nhờ đại dịch

Ngay cả khi trong những ngày đầu tiên hoạt động, khi đĩa DVD vẫn là phương tiện xem phim phổ biến, thì Netflix đã "chiếm trọn" cảm tình và cả ví tiền của người đăng ký, với rất nhiều nội dung phong phú cùng dịch vụ khách hàng chất lượng. Khác với nhà cung cấp dịch vụ xem phim và chơi game qua DVD – Blockbuster, Netflix sở hữu hàng chục nghìn DVD có nội dung với mọi thể loại, dành cho mọi sở thích và đưa ra gợi ý dựa trên lựa chọn trước đó của người dùng.

Ngay từ đầu, Hastings tin rằng các bộ phim rồi sẽ được người dùng tải về máy. Nhưng thay vì thông qua các công ty truyền thông, hay mạng lưới truyền hình, hãng phim, ông đã đưa ra hướng tiếp cận mới lạ để phân phối và sản xuất phim. Trong quá trình này, ông đã củng cố thương hiệu Netflix, cơ sở người dùng và khả năng thúc đẩy tăng trưởng. Hiện tại, ứng dụng này đã trở nên phổ biến trên toàn cầu, mà chưa có đối thủ nào xứng tầm.

Một loạt doanh nghiệp vỡ nợ và đứng trước bờ vực phá sản, nhưng công ty này lại tìm thấy cơ hội in tiền nhờ Covid-19 bùng phát - Ảnh 1.

Ben Thompson đến từ Stratechery – một bản tin trực tuyến, giải thích rằng Netflix đã chuyển từ hình thức cho thuê DVD sang dịch vụ phát trực tuyến, đến phát triển nội dung gốc, mỗi lần như vậy được xây dựng dựa trên cơ sở người dùng đã có từ những bước trước đó. "Chiến lược bậc thang" này đã giúp Netflix "gắn bó" với nhiều hộ gia đình trên thế giới, đúng thời điểm nhu cầu sử dụng tăng mạnh trong bối cảnh dịch bệnh bùng phát.

Hôm 21/4, sự thành công của Netflix đã trở nên rõ ràng hơn. Báo cáo lợi nhuận quý I, Netflix cho biết lượng đăng ký đã tăng 15,8 triệu trong 3 tháng đầu năm nay, gấp đôi so với dự kiến, nâng tổng số lên 183 triệu lượt đăng ký. Phần lớn đà tăng trưởng đến từ châu Âu và châu Á. Dù hoạt động sản xuất nội dung mới bị đình trệ trong thời gian dịch bệnh bùng phát, Netflix đã có thể trấn an người dùng với nội dung phong phú có sẵn.

Thậm chí, các nhà sản xuất và thiết kế đồ hoạ của công ty này đang rất bận rộn để chỉnh sửa một loạt nội dung tại nhà. Công ty này tự tin rằng đại dịch sẽ không ảnh hưởng đến kế hoạch phát hành các nội dung mới trong năm nay. Ngoài ra, sự khởi sắc này đã giúp họ trả lời những thắc mắc rằng công ty nợ rất nhiều để sản xuất nội dung là một yếu tố không bền vững, hay Netflix đã "đốt" 1 tỷ USD tiền mặt trong năm nay và năm 2019 là 3,3 tỷ USD. Điều này cũng lý giải tại sao hồ sơ đi vay của Netflix vốn được "đánh đồng" với trái phiếu rác, nay được vay với lãi suất tương đương với trái phiếu loại A như của Disney.

Thách thức "hoá" lợi thế

Đương nhiên, cốt truyện tốt vẫn có "lỗ hổng". Netflix thừa nhận rằng lượt đăng ký mới tăng với tốc độ tên lửa nhờ các biện pháp phong toả. Nếu đúng là như vậy, thì tốc độ này sẽ giảm đi khi các lệnh hạn chế được nới lỏng và quá trình "đốt tiền" lại được thổi bùng lên. Công ty cần tiền để tài trợ cho những dự án sản xuất nội dung mới. Hơn nữa, họ cũng chưa hết lo ngại về việc doanh thu quốc tế tăng lên cũng không thể bù đắp được đà tăng trưởng yếu đi của lượng đăng ký tại Mỹ - thị trường lớn nhất của họ.

Một loạt doanh nghiệp vỡ nợ và đứng trước bờ vực phá sản, nhưng công ty này lại tìm thấy cơ hội in tiền nhờ Covid-19 bùng phát - Ảnh 2.

Chưa dừng ở đó, điều đáng lo ngại không chỉ là người dùng bị hấp dẫn bởi các ứng dụng khác. Netflix còn đối diện với thực trạng: khi các công ty truyền thông khác khai thác dịch vụ stream thì họ sẽ từ chối bán các show mới hay cấp phép các show cũ cho Netflix như trước đây. Điều này sẽ khiến Netflix buộc phải chi nhiều hơn để cạnh tranh.

Dẫu vậy, các công ty khác lại gặp nhiều khó khăn trong thời điểm dịch bệnh bùng phát. Ví dụ, WarnerMedia tuyên bố sẽ ra mắt HBO Max vào ngày 27/5, nhưng khi lệnh hạn chế vẫn được áp dụng thì họ sẽ phải tạm từ bỏ "cuộc chơi". Do đại dịch, NBCUniversal (thuộc Comcast) cũng phải tạm ngừng kế hoạch ra mắt dịch vụ stream – Peacock. phiên dịch Theo đó, Netflix sẽ có thêm thời gian để củng cố vị trí dẫn đầu.

Hôm 22/4, AT&T cho biết doanh thu của WarnerMedia rớt thảm do chi quá nhiều cho quảng cáo. Trong khi đó, cả công ty này và Comcast đều đang chịu áp lực vì nợ. Cuộc suy thoái có thể sẽ khiến họ phải cắt giảm bớt chi tiêu cho mảng truyền hình cáp để phát triển dịch vụ stream, theo đó doanh thu sẽ tiếp tục đi xuống. Disney dù có được lợi thế từ Disney+ nhưng đang gặp khó khăn khi một loạt công viên phải đóng cửa. Kênh thể thao ESPN cũng không thể phát sóng trận đấu trực tiếp nào. Netflix lại làm nên điều khác biệt, khi không phụ thuộc vào quảng cáo như các doanh nghiệp trên.

Theo đó, tiền đề cho trận đấu cuối cùng trong "cuộc chiến stream" đã được tạo ra. Thay vì không bán nội dung cho Netflix, thì các đối thủ lại chật vật để sống sót. Chìm trong nợ, các công ty trên sẽ lại cấp phép cho Netflix sử dụng nội dung của mình. Trong khi đó, Disney sẽ thiếu tiềm lực tài chính để cạnh tranh. Amazon và Apple dù có vị thế tài chính mạnh, nhưng nội dung không phong phú như Netflix hay Disney+. Bởi vậy, Netflix sẽ tận dụng cơ hội, củng cố vị thế dẫn đầu trên toàn cầu, không chỉ bằng việc phát hành những nội dung "bom tấn".

Tham khảo Economist 



Từ 'làm giàu không khó' đến phá sản trong 3 tháng: Dịch Covid-19 đẩy người buôn hàng xách tay ở Trung Quốc vào cảnh khánh kiệt như thế nào?

Suốt nhiều năm, công việc hàng ngày của Zhu Nini là ngụp lặn trong thiên đường thời trang ở Dongdaemun - một trong các ngôi chợ nổi tiếng nhất Seoul. Cô cầm gậy tự sướng, live-stream cho khoảng 100.000 fan của mình ở Trung Quốc và giúp họ mua hàng theo ý thích.

Cuộc sống Hàn Quốc của Zhu, 32 tuổi, đã chấm dứt bất ngờ từ tháng 1 vừa rồi, khi cô bay về Vũ Hán để ăn Tết cùng gia đình. Sau đó chỉ vài ngày, thành phố 11 triệu dân đóng cửa hoàn toàn do bùng phát dịch Covid-19. Đến nay Vũ Hán đã hết phong tỏa nhưng Zhu, cũng như hàng ngàn tay buôn chuyên nghiệp khác của Trung Quốc, vẫn chưa thể ra nước ngoài.

Từ làm giàu không khó đến phá sản trong 3 tháng: Dịch Covid-19 đẩy người buôn hàng xách tay ở Trung Quốc vào cảnh khánh kiệt như thế nào? - Ảnh 1.

Một chuyến săn hàng của Zhu Nini ở Hàn Quốc

"Đại dịch đã khiến nhiều ngành công nghiệp lâm vào cảnh túng quẫn, cạn kiệt nguồn lực và chật vật để sinh tồn - daigou chắc chắn nằm trong nhóm này" - Zhu cho biết.

Nghề daigou ở xứ Trung: Từ kiếm tiền nhanh đến thu nhập bị chững lại

Daigou là những người Trung Quốc ra nước ngoài săn hàng rồi về bán lại ở đại lục. Các mặt hàng bao gồm từ đồ xa xỉ đến sữa bột trẻ em - vốn hiếm có khó tìm, không đa dạng chủng loại hay có giá bán cao ở Trung Quốc sau khi nhập khẩu. Daigou từ lâu được xem là một "thị trường màu xám" do sử dụng nhiều phương thức khác nhau, cả hợp pháp lẫn bất hợp pháp, để tránh thuế nhập khẩu khi chuyển hàng về nước.

Thị trường này ước tính cung cấp việc làm cho 1 triệu người và tạo ra nhiều tỷ USD mỗi năm. Năm 2014, cứ 10 sản phẩm xa xỉ bán cho người Trung Quốc thì 4 sản phẩm là do daigou mua, theo hãng tư vấn Bain & Company. Trong đó, Hàn Quốc là tọa độ tập trung nhiều daigou nhất do nổi tiếng với các sản phẩm làm đẹp và thời trang.

Tuy nhiên, việc giao thương đã đột ngột dừng lại khi các quốc gia hạn chế di chuyển, bắt buộc cách ly đối với người nhập cảnh và đóng cửa nhiều cửa hàng mua sắm, thậm chí ngừng vận chuyển hàng hóa quốc tế.

Từ làm giàu không khó đến phá sản trong 3 tháng: Dịch Covid-19 đẩy người buôn hàng xách tay ở Trung Quốc vào cảnh khánh kiệt như thế nào? - Ảnh 2.

Thiên đường mua sắm Myeongdong ở Seoul, Hàn Quốc trở nên ảm đạm giữa đại dịch (Ảnh: Newsis/Xinhua)

Được biết, có 2 nhánh daigou ở Trung Quốc. Một là daigou địa phương, chuyên "nằm vùng" ở nước ngoài và gửi hàng về nước. Hai là những daigou "tiền tươi thóc thật", bay qua bay về liên tục giữa Trung Quốc và điểm đến quốc tế rồi trực tiếp xách tay hàng hóa. Điểm chung của họ là đều chịu khủng hoảng giữa đại dịch.

Chen Yuanyuan thuộc nhóm thứ hai. Suốt nhiều năm, cô canh vé máy bay giá rẻ đến Hàn Quốc, mua sắm nào là son môi, mặt nạ, sản phẩm dưỡng da... ở cửa hàng miễn thuế. Cách tiếp cận gọn gàng và chi phí thấp của Chen giúp cô vượt qua nhiều cuộc biến động của thị trường daigou, ví dụ như sự trỗi dậy của các nền tảng thương mại điện tử hay luật thương mại năm 2009, theo đó thắt chặt quy định thuế dành cho daigou.

Kể từ khi trở về thành phố Hạ Môn đón năm mới, Chen đã mắc kẹt ở quê nhà suốt hàng tháng nay. Cô vốn làm công ăn lương, chỉ xem daigou như một nghề tay trái nên không dại gì mạo hiểm ra nước ngoài lúc này.

Hành khách di chuyển giữa Trung - Hàn đều phải cách ly 2 tuần, cả đi lẫn về tổng cộng cách ly đúng 1 tháng. Những ai vi phạm đều bị xử lý rất nặng. Vào tháng 3, Bắc Kinh đã tạm giữ 36 daigou về từ Hàn Quốc để theo dõi y tế. Cảnh sát địa phương cũng cho 50 daigou khác vào "danh sách đen" cấm di chuyển hàng không, khiến họ không thể rời khỏi Trung Quốc.

"Mỗi ngày đều có rất nhiều khách hàng hỏi tôi chừng nào mới bay sang Hàn Quốc. Tôi bảo họ 'đến khi đại dịch này đã được kiểm soát trên toàn cầu'. Tôi vẫn đang có nhiều khách hàng và đơn hàng mới, nhưng vì không thể di chuyển nên chuyện làm ăn đã dở dang hết" - Chen cho biết.

Những daigou ở trời Tây cũng chật vật không kém, thị trường này sẽ sụp đổ?

Những daigou sinh sống ở nước ngoài cũng đang lâm vào cảnh khánh kiệt. Họ không lo lắng về việc di chuyển và cách ly, thế nhưng hiện giờ các dịch vụ vận chuyển lại đang hoạt động cầm chừng.

Long, một người chuyên săn hàng cao cấp ở Paris, cho biết việc chuyển hàng đang rất gian nan. Một kiện hàng từng có thể chuyển trực tiếp giữa Pháp với Trung Quốc, giờ đây phải đi qua các điểm trung gian như Ấn Độ, Hàn Quốc, Singapore và nhiều thành phố khác nhau ở xứ Trung trước khi đến tay người nhận. "Bình thường chỉ sau 7-10 ngày là khách hàng đã có được sản phẩm, nhưng bây giờ mất 3 tuần" - Long nói.

Từ làm giàu không khó đến phá sản trong 3 tháng: Dịch Covid-19 đẩy người buôn hàng xách tay ở Trung Quốc vào cảnh khánh kiệt như thế nào? - Ảnh 3.

Các dịch vụ giao hàng, logistics chỉ bắt đầu phục hồi ở Trung Quốc vài tuần nay (Ảnh: Sixth Tone)

Long còn lo lắng cho sức khỏe của mình. "Vào đầu tháng 1, tôi đã nghe rằng 3 người nhiễm Covid-19 đầu tiên ở Paris là du khách từng mua sắm ở nhiều trung tâm thương mại" - Long nói. Từ đó, cô cảm thấy những cửa tiệm xa xỉ như Balenciaga, Chanel hay Gucci trở nên đáng sợ hơn vì có thể tập trung nhiều người nước ngoài.

Đến giữa tháng 3, Paris đã cho đóng cửa hoàn toàn các điểm mua sắm. Lúc đó, Long cũng đổi tên tài khoản WeChat của mình thành "Khu thương mại đóng cửa rồi", nhắc nhở các khách hàng hãy thôi ý định mua sắm giữa tình hình hiện tại.

"Nếu có bất kỳ daigou nào ở Pháp, Anh, phiên dịch Ý nói rằng họ vẫn đang xếp hàng mua đồ cho bạn, hãy hủy kết bạn đi nhé. Chuyện đó là không thể" - Long cho biết.

Từ làm giàu không khó đến phá sản trong 3 tháng: Dịch Covid-19 đẩy người buôn hàng xách tay ở Trung Quốc vào cảnh khánh kiệt như thế nào? - Ảnh 4.

Các cửa hàng xa xỉ đều đã đồng loạt đóng cửa ở Anh, Pháp, Ý... khi đại dịch Covid càn quét châu Âu (Ảnh: AFP/Xinhua)

Không chỉ nguồn thu nhập về mức 0 nhanh chóng, các daigou còn gánh chịu hậu quả kinh tế dai dẳng. Thói quen mua sắm của khách hàng có thể sẽ thay đổi mãi mãi sau đại dịch. Hơn nữa, cạnh tranh giữa các daigou vốn đang khốc liệt hơn bao giờ hết do bùng nổ nền tảng live-stream. Chỉ những ai thu hút được sự chú ý của cộng đồng mạng, bắt trend nhanh nhạy thì mới có thể tồn tại.

Ví dụ như Zhu Nini ở Vũ Hán, cô cho biết vào năm 2017, mình có thể kiếm lời tới 60 tệ (200 nghìn đồng) cho một chiếc áo thun. Nhưng hiện giờ, lãi được 10 tệ đã là may mắn rồi. "Những daigou có lượng người theo dõi cao và bán ra cỡ 10.000 sản phẩm/ngày vẫn có thể kiếm được khối tiền. Nhưng các tân binh trong ngành này thì khó mà trụ vững" - Zhu nhận xét.

Một buổi live-stream bán hàng của Zhu Nini

Hiện tại, Zhu đang tập trung kết nối với những khách hàng trung thành và có hầu bao dày. Nhưng nếu thời gian tới vẫn không thể mở rộng được tệp khách hàng, Zhu khó mà tiếp tục công việc daigou thêm nữa. "Đại dịch đã khiến cả thị trường chao đảo, và có lẽ tôi cũng không vượt qua được".

(Theo Sixth Tone)

Thứ Sáu, 24 tháng 4, 2020

Dịch thuật miền trung Cà Mau là gì? có uy tín hay không

Dịch thuật miền trung Cà Mau  là một thương hiệu của Công ty CP dịch thuật Miền Trung – MIDtrans được thành lập ngày 9/12/2016, MST 3101023866. Trong nhiều năm qua, chúng tôi luôn nhận được sự tin tưởng của rất nhiều quý đơn vị là khách hàng, đối tác bằng việc luôn cung cấp cho khách hàng những dịch vụ tốt nhất với hệ thống quản lý chất lượng dịch thuật chuyên nghiệp, có chuyên môn cao trong từng chuyên ngành, từng lĩnh vực.

Từ khóa tìm kiếm: dich thuat ca mau, dich thuat o tai ca mau, trung tâm dịch thuật cà mau, văn phòng dịch thuật cà mau, văn phòng dịch thuật công chứng cà mau, phòng dịch thuật tại cà mau, địa chỉ dịch thuật tại cà mau, dịch công chứng tư pháp tại cà mau, công ty dịch thuật cà mau, dịch thuật có công chứng tại cà mau, dịch thuật nhanh tại cà mau, dịch thuật giá rẻ tại cà mau, dịch thuật tại cà mau ở đâu tốt, dịch vụ dịch thuật ở tại cà mau, giá dịch thuật tại cà mau, phiên dịch tại cà mau, biên dịch tại cà mau, giá dịch thuật 1 trang a4 tại cà mau, thuê dịch thuật tại cà mau, dịch thuật chuẩn xác tại cà mau, dịch thuật công chứng lấy ngay tại cà mau, dịch thuật uy tín tại cà mau, dịch thuật văn bản tại cà mau, dịch lấy gấp tại cà mau, dịch thuật giấy khai sinh tại cà mau, dịch thuật lấy ngay tại cà mau, dịch thuật y khoa tại cà mau, dịch thuật ngữ tại cà mau, dịch thuật hồ sơ du học nhật bản tại cà mau, dịch thuật chứng minh nhân dân tại cà mau, dịch thuật pháp lý tại cà mau, dịch thuật tài liệu y tế tại cà mau, dịch thuật bảng điểm tại cà mau, dịch thuật sở tư pháp tại cà mau, dịch thuật sổ hộ khẩu tại cà mau, dịch thuật bằng toeic tại cà mau, dịch thuật báo cáo tài chính tại cà mau, dịch thuật ở đâu tại cà mau, dịch thuật bằng tốt nghiệp tại cà mau, dịch thuật sổ hộ khẩu tại cà mau, dịch thuật giấy tờ ở đâu tại cà mau, dịch thuật visa tại cà mauDịch vụ dịch thuật tại Bình Phước và cơ hội bứt phá cho doanh nghiệp

Đối với doanh nghiệp, việc tận dụng tối đa các cơ hội kinh doanh, liên doanh, liên kết quốc tế là việc hết sức quan trọng. Để làm được điều này, doanh nghiệp cần phá bỏ rào cản về mặt ngôn ngữ. Thông qua việc sử dụng dịch vụ dịch thuật tại Bình Phước, Công ty dịch thuật tại Bình Phước MIDTrans sẽ giúp các doanh nghiệp vượt qua vấn đề này một cách dễ dàng

Công ty dịch thuật tại Bình Thuận MIDtrans là thương hiệu dịch thuật hàng đầu Việt Nam, quy tụ nhiều biên dịch viên, phiên dịch viên hàng đầu trong các lĩnh vực: Dịch thuật tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Đức, tiếng Nga, tiếng Nhật, tiếng Trung Quốc, tiếng Hàn Quốc, tiếng Thái Lan, tiếng Lào.. vv. Đội ngũ biên dịch viên, phiên dịch viên của Công ty chúng tôi là những người được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp về kiến thức, cũng như kỹ năng của một biên dịch viên – phiên dịch viên chuyên nghiệp, chuyên dịch thuật các dự án trọng điểm tại Cà Mau có nguồn vốn Quốc tế như: ADB, WB, JICA … Các tập đoàn lớn đã và đang triển khai dự án tại các khu công nghiệp trọng điểm của Bình Thuận như: KHU CÔNGNGHIỆP SƠN MỸ, KHU CÔNG NGHIỆP TÂN THIỆN HÀM TÂN, KHU CÔNG NGHIỆP TÂN ĐỨC, KHU CÔNG NGHIỆP PHAN THIẾT, KHU CÔNG NGHIỆP TUYPHONG, KHU CÔNG NGHIỆP HÀM KIỆM, KHU CÔNG NGHIỆP TÂN HẢI, KHU CÔNG NGHIỆP TUY PHONG. 100% khách hàng đã sử dụng dịch vụ của chúng tôi cảm thấy hài lòng và tiếp tục sử dụng dịch vụ
Dịch thuật hồ sơ mời thầu thi công kết cấu hạ tầng KCN Hòa Trung

Dịch thuật hồ sơ mời thầu thi công kết cấu hạ tầng KCN Sông Đốc

Dịch thuật hồ sơ mời thầu thi công kết cấu hạ tầng KCN Khánh An

Dịch thuật hồ sơ mời thầu thi công hạ tầng khu phi thuế quan Năm Căn

Dịch thuật hồ sơ mời thầu thi công nhà máy chế biến cá, mực đóng hộp Sông Đốc

Dịch thuật hồ sơ mời thầu thi công nâng cấp, mở rộng đường Cà Mau – Đầm Dơi

Dịch thuật hồ sơ mời thầu thi công nâng cấp, mở rộng đường U Minh – Khánh Hội

Dịch thuật hồ sơ mời thầu thi công nâng cấp, mở rộng đường Láng Trâm – Thới Bình

Dịch thuật hồ sơ mời thầu thi công cầu cửa Gành Hào

Dịch thuật hồ sơ mời thầu thi công bến xe – tàu quản lộ Phụng Hiệp

Dịch thuật hồ sơ mời thầu thi công trung tâm thương mại phường 4, thành phố Cà Mau

Dịch thuật hồ sơ mời thầu thi công trung tâm thương mại thị trấn Đầm DơiDịch vụ biên dịch văn bản: dịch công chứng gần 20 loại ngôn ngữ thông dụng như: tiếng Anh, tiếng Nhật, Tiếng Trung, tiếng Pháp, Tiếng Tây Ban Nha, Tiếng Lào..... Dịch chuyên ngành: với gần 100 chuyên ngành khác nhau từ Kinh tế, văn hóa, thể thao cho đến các chuyên ngành khó như y học, dịch văn tự hán nôm cổ...vv

Dịch vụ cho thuê phiên dịch: chuyên cung c ấp phiên dịch ngắn ngày và dài ngày cho các tổ chức và cá nhân có nhu cầu. Đội ngũ phiên dịch đã có nhiều kinh nghiêm tham gia các dự án lớn

Dịch vụ hợp Pháp lãnh Sự: chuyên cung cấp dịch vụ hợp pháp lãnh sự trọn gói cho các tổ chức, cá nhân: dịch vụ tiện lợi giá thành cạnh tranh.

Dưới đây là bảng báo giá dịch thuật tại Cà Mau:

Tiếng Anh: 55.000/ 1 trang

Tiếng Pháp: 85.000/ 1 trang

Tiếng Trung: 100.000/ 1 trang

Tiếng Nga: 100.000/ 1 trang

Tiếng Đức: 100.000/ 1 trang

Tiếng Hàn: 110.000 – 130.000/ 1 trang

Tiếng Nhật: 110.000 – 130.000/ 1 trang

Campuchia – Thái – Lào: 170.000/ 1 trang

Các thứ tiếng khác sẽ được báo giá khi nhận được tài liệu…

CÔNG CHỨNG DỊCH THUẬT & SAO Y BẢN CHÍNH:

 Giá dịch + 30.000/ 1 tài liệu công chứng

Sao y bản chính: 10.000/ 1 trang tài liệu

Ngoài ra chúng tôi cũng cung cấp dịch vụ dịch thuật tại Các tỉnh thành khác trên toàn quốc

Thông tin các chi nhánh của công ty

Văn phòng dịch thuật Miền Trung tại Hà Nội: 101 Láng Hạ, Đống Đa Hà Nội.

Văn phòng dịch thuật Miền Trung Tại Nghệ An: 05 Lê Viết Thuật, TP Vinh, Nghệ An

Văn phòng dịch thuật Miền Trung tại Quảng Bình: 02 Hoàng Diệu, Nam Lý, Đồng Hới

Văn phòng dịch thuật Miền Trung tại Huế: 44 Trần Cao Vân, TP Huê

Văn phòng dịch thuật Miền Trung tại Cà Mau: 54/27 Đinh Tiên Hoàng, Hải Châu, Cà Mau

Văn phòng dịch thuật Miền Trung tại Quảng Ngãi: 449 Quang Trung, TP Quảng Ngãi

Văn Phòng dịch thuật Miền Trung tại Đồng Nai: 261/1 Tổ 5 KP 11, An Bình, Biên Hòa, Đồng Nai

Văn phòng dịch thuật Miền Trung tại Bình Dương: 123 Lê Trọng Tấn, Dĩ An, Bình Dương

Văn Phòng dịch thuật Miền Trung tại Sài Gòn: Tầng 6 tòa nhà Vinaconex, 47 Điện Biên Phủ, Đakao, Quận 1, TP Hồ Chí Minh

Công ty dịch thuật miền trung Cà Mau

Hotline: 0947.688.883 – 0963.918.438

Email: info@dichthuatmientrung.com.vn

Thứ Bảy, 18 tháng 4, 2020

Học tập Apple, Google cũng chuẩn bị ra mắt thẻ thanh toán riêng

Theo báo cáo mới từ TechCrunch, Google được cho đang thử nghiệm sản phẩm thẻ ghi nợ thông minh mang thương hiệu Google. Sản phẩm này được cho sẽ  giúp khách hàng mua hàng và theo dõi việc mua sắm trực tuyến và ngay trong cửa hàng.

Dự án này sẽ bổ sung thêm một mảnh ghép mới vào hệ thống Google Pay hiện tại của Google. Trong khi hệ thống Google Pay hiện tại đã cho phép người dùng thanh toán trực tuyến và ngang hàng thông qua một thẻ ghi nợ của ngân hàng khác, thẻ ghi nợ thông minh mang thương hiệu Google sẽ giúp người dùng theo dõi việc thanh toán và mua sắm dễ dàng hơn, cũng như cung cấp cho công ty các dữ liệu giá trị về thói quen chi tiêu của người dùng.

Học tập Apple, Google cũng chuẩn bị ra mắt thẻ thanh toán riêng - Ảnh 1.

Hình ảnh thiết kế của thẻ ghi nợ Google

Nếu sản phẩm thẻ này trở thành sự thật, đây có thể xem một bước đi khác mà Google đang học tập Apple. Cũng giống như Apple Card, thẻ ghi nợ của Google được thiết kế để hoạt động như một thẻ vật lý thông thường và có chức năng chạm để thanh toán như thẻ kỹ thuật số trên điện thoại. Hơn nữa, nó cũng sẽ cung cấp cho các nhà bán lẻ trực tuyến một số thẻ ảo riêng biệt – một lớp bảo vệ dữ liệu người dùng tương tự như trên Apple Card.

Học tập Apple, Google cũng chuẩn bị ra mắt thẻ thanh toán riêng - Ảnh 2.

Tuy nhiên không giống như Apple Card – vốn hoàn toàn là thẻ tín dụng – dự án thẻ thanh toán của Google lại là thẻ ghi nợ, được phát hành thông qua các đối tác như Citi và Stanford Federal Credit Union. Theo hình vẽ thiết kế, con chip thẻ trên thẻ ghi nợ của Google thuộc mạng lưới VISA, tuy nhiên trong tương lai, Google cũng sẽ hỗ trợ các mạng thanh toán khác như Mastercard.

Học tập Apple, Google cũng chuẩn bị ra mắt thẻ thanh toán riêng - Ảnh 3.

Người dùng dễ dàng theo dõi hoạt động thanh toán cũng như địa điểm mua sắm.

Ứng dụng đi kèm của Google sẽ cho phép khách hàng dễ dàng theo dõi hoạt động thanh toán của mình – đồng thời tận dụng được cả các công cụ như Google Maps và cơ sở dữ liệu về các nhà bán dịch thuật lẻ để liên hệ hoặc dẫn đường cho bạn đến cửa hàng lần trước. Khách hàng cũng có thể sử dụng ứng dụng Google Pay để khóa thẻ trong trường hợp mất thẻ hoặc bị trộm, hoặc khóa hoàn toàn tài khoản.

Học tập Apple, Google cũng chuẩn bị ra mắt thẻ thanh toán riêng - Ảnh 4.

Thông qua Google Pay, người dùng có thể nhanh chóng khóa thẻ trong trường hợp mất thẻ.

Cho dù vậy, bảo mật và theo dõi thanh toán tiện lợi hơn các thẻ ghi nợ hiện tại là các ưu điểm gần như duy nhất cho thẻ của Google. Báo cáo của TechCrunch chưa cho thấy Google sẽ đưa ra các ưu đãi đi kèm với loại thẻ này. Việc sử dụng Apple Card sẽ cho người dùng các ưu đãi về hoàn tiền hoặc giảm giá khi mua các ứng dụng, dịch vụ trên cửa hàng App Store của họ.

Báo cáo của TechCrunch cũng không cho biết về kế hoạch cũng như thời điểm ra mắt loại thẻ này. Bình luận của Google về báo cáo của TechCrunch cho biết:

" Chúng tôi đang khai thác cách thức để có thể hợp tác với các ngân hàng và tổ chức tín dụng tại Mỹ nhằm cung cấp khả năng kiểm tra tài khoản thông minh thông qua Google Pay, giúp khách hàng hưởng lợi từ các công cụ chi tiêu và kiểm soát hữu ích, đồng thời vẫn giữ được tiền trong tài khoản đã được FDIC hoặc NCUA bảo hiểm. Các đối tác chính của chúng tôi là Citi và Liên minh tín dụng Liên bang Stanford, và chúng tôi mong muốn được chia sẻ nhiều hơn trong những tháng tới ."

Tham khảo The Verge

Đi theo con đường của Apple, Google cũng chuẩn bị ra mắt chip riêng cho Pixel

Chàng trai 17 tuổi xuất chúng giữa đại dịch: Tự làm website chống Covid-19 siêu hot, không thèm nhận 200 tỷ tiền quảng cáo

Một anh chàng 17 tuổi người Do Thái đang học tập tại Seattle (Mỹ) mới đây đã khiến hàng tá người phải sửng số khi không chỉ một tay sáng lập ra website cập nhật dữ liệu dịch bệnh Covid-19 cho mọi người truy cập miễn phí, mà còn thẳng thừng từ chối khoản tiền trị giá 8 triệu USD (gần 200 tỷ đồng) về thỏa thuận kinh danh quảng cáo trên trang web của mình.

Tuổi trẻ tài cao, tự thân làm nên website hỗ trợ bệnh dịch

Tên tuổi nhân vật chính đầy tài năng này là Avi Schiffmann, là người tự thân thiết kế giao diện, tính năng và lập ra địa chỉ ncov2019.live , đã được hàng chục dịch thuật triệu người biết đến và truy cập kể từ khi ra mắt vào cuối tháng 12 vừa rồi. Với việc chỉ mới đạt ngưỡng tuổi 17, hành động của Avi đã khiến rất nhiều người ngưỡng mộ và cảm ơn vì đã cung cấp một nguồn thông tin tham khảo kịp thời đến như vậy (thời điểm cuối tháng 12 vẫn chưa có nhiều cơ quan tung ra chính thức các công cụ thống kê và hỗ trợ thông tin về Covid-19 trên thế giới).

Trai đẹp 17 tuổi xuất chúng giữa đại dịch: Tự làm website chống Covid-19 siêu hot, không thèm nhận 200 tỷ tiền quảng cáo - Ảnh 1.

Giao diện website của Avi rất chỉnh chu gọn gàng và không hề kém cạnh nhiều website của các cơ quan lớn.

Không kém cạnh gì những website tổng hợp danh tiếng chuyên sâu khác, trang web của Avi có khả năng update liên tục các thông tin thống kê về bệnh dịch từ nhiều nguồn tin uy tín, với tần suất 1 phút/lần làm mới số liệu theo cập nhật chính thức theo thời gian thực, cả về số ca nhiễm, chữa khỏi, tử vong và những tin tức khác. Avi cũng đính kèm tính năng xem bản đồ tương tác từ Google Maps và bảng tin Twitter trên giao diện, cùng lúc giúp mọi người có thể tiện tay theo dõi được nhiều diễn biến nhất có thể.

"Mình bắt tay vào làm website này vào khoảng Giáng Sinh năm ngoái, khi tổng số ca nhiễm ở Trung Quốc còn chưa chạm mức 1000. Khi ấy, khá khó để mọi người có thể tìm được những nguồn tin uy tín nào để tham khảo tình hình thực tế hàng ngày, và đó là động lực để mình quyết định thực hiện ý tưởng trên," chia sẻ từ lời cậu học sinh trung học phổ thông năm cuối. 

Được biết, Avi cũng có một nền tảng khá vững chắc về công nghệ lập trình và đang tham gia một số dự án liên quan, nhưng vẫn tự tin đầu tư thời gian và công sức để hoàn thành cùng lúc website này nhằm củng cố kiến thức điều hành dữ liệu web. Hơn nữa, Avi cũng cho rằng đây là một cách hiệu quả để góp phần giúp đỡ thế giới khi nhiều người còn đang gặp khó khăn và không phải chính phủ nào cũng kịp thời hỗ trợ họ về mặt thông tin nhanh nhạy.

Trai đẹp 17 tuổi xuất chúng giữa đại dịch: Tự làm website chống Covid-19 siêu hot, không thèm nhận 200 tỷ tiền quảng cáo - Ảnh 2.

Avi Schiffmann - chàng trai 17 tuổi tài năng.

Để gia tăng độ tin cậy và nắm bắt tình hình mọi lúc mọi nơi, Avi đã nhờ cậy và nhận được sự đồng ý giúp sức từ một công ty truyền thông chuyên về tin tức, từ đó cậu đã lập trình để hệ thống tự động update dữ liệu từ nguồn tin của họ. "Mọi thứ nay đã tự vận hành trơn tru kể cả khi mình đi ngủ, nên không cần quá quan tâm và chực chờ liên tục trên máy tính hàng ngày nữa."

"Mỗi ngày, mình nhận được tới cả nghìn tin nhắn, một phần là những lời cảm ơn chân thành, một phần là nhiều hãng truyền thông liên hệ phỏng vấn, phần khác là là những vị tiến sỹ, chuyên gia đề nghị được giúp sức."

Theo chia sẻ từ Avi, số người và lượt truy cập tăng theo cấp số nhân hàng ngày. Cột mốc 1 triệu người truy cập đầu tiên phải mất 1 tháng để đạt được, nhưng nay chỉ trong 1 ngày thôi cũng đủ dễ dàng có thêm vài triệu lượt truy cập tổng cộng từ khắp thế giới.

Từ chối khoản tiền 8 triệu USD lợi nhuận quảng cáo

Tâm sự về bản thân, Avi cho biết mình dự tính sẽ làm theo kế hoạch "gap year" trước đại học khoảng 1-2 năm để chu du thế giới, đồng thời học hỏi thêm nhiều kỹ năng và kiến thức trong những cuộc thi về lập trình. Cậu cho biết mình không phải người quá coi trọng tiền bạc, mà chỉ muốn trở thành một hình mẫu thành công về mặt sáng tạo và cống hiến, mang lại những thành quả lớn lao tầm vóc thế giới. 

Sở thích lập trình của Avi nhen nhóm ngay từ khi tuổi mới lên 7, tự học thông qua các lớp online miễn phí và cứ thế tự phát triển dần qua những cộng đồng trực tuyến. Cậu cũng thừa nhận mình không thực sự giỏi giang về điểm số trường lớp, và "chỉ cố gắng đủ điểm qua môn, còn đâu đầu tư thời gian vào đam mê lập trình là chính".

Trai đẹp 17 tuổi xuất chúng giữa đại dịch: Tự làm website chống Covid-19 siêu hot, không thèm nhận 200 tỷ tiền quảng cáo - Ảnh 3.

Tuy nhiên, điều bất ngờ nhất về chàng trai này là việc cậu đã thẳng thừng từ chối khoản tiền lên tới 8 triệu USD cho một hợp đồng quảng cáo đặt trên website của cậu. Thực chất, không quá khó hiểu khi con số này được đưa ra bởi lượng người truy cập web của Avi là rất lớn, lại ngày càng có tiềm năng quan tâm tăng lên từng giờ bởi Covid-19 vẫn là vấn đề nóng nhất toàn cầu hiện nay. Nhưng Avi lại không tỏ ra quá hứng thú với lời đề nghị này.

"Việc bỏ qua một khoản tiền đáng giá cả giai tài với nhiều người như vậy không quá khó, bởi bản thân mình không coi tiền bạc là mối quan tâm hàng đầu. Mình mới 17 tuổi thôi mà, đâu cần phải sốt sắng kiếm tiền tiết kiệm rồi nghỉ hưu chóng vánh làm gì?"

Dĩ nhiên, Avi không tránh khỏi những lời đàm tiếu cho rằng hoặc cậu là một kẻ khờ khạo quá đáng, hoặc cậu chỉ đang cố tỏ ra ngây thơ quá mức đến nỗi ngu ngốc. Dù vậy, rất nhiều người khác cũng tỏ ra khâm phục quan điểm sống chín chắn của Avi, đặt lợi ích chung lên hàng đầu mà không màng danh lợi cá nhân.

Preview Thế Giới Hôn Nhân tập 8: Bà cả hùng hổ vác súng lục đến tìm tiểu tam, lần này toang thật rồi gái xinh ơi!

Vốn được dán nhãn 19+ thế nhưng đa phần khác giả của Thế Giới Hôn Nhân chỉ nghĩ phim bị giới hạn độ tuổi vì có những cảnh nóng tạo bạo đi kèm một vài phân đoạn máu me không quá ghê rợn như những gì đã diễn ra ở 7 tập đầu thế nhưng sang đến preview tập 8, nhãn 19+ mới thực sự phát huy năng lực. Trong đoạn preview ngắn, bà cả Sun Woo ( Kim Hee Ae ) bất ngờ vác một khẩu súng hùng hổ lao tới chỗ của tiểu tam và hội bạn. Chưa biết chuyện gì xảy ra nhưng với tính cách của Sun Woo, việc nổ súng là điều mà cô thực sự dám làm.

Preview tập 8 Thế Giới Hôn Nhân

Bà cả cầm súng tới tìm tiểu tam

Một số hình ảnh khác trong preview tập 8:

Nhà của Tae Oh bất ngờ bị ném đá

Tae Oh vẫn hạnh phúc bên tiểu tam nhưng có vẻ mối quan hệ của họ không thật sự tốt đẹp, nhất là khi Da Kyung nhắc tới con trai chồng

Một bữa tiệc của Da Kyung và hội bạn bên chồng nhưng có vẻ cô nàng không đối đãi tốt với bạn của chồng như dịch thuật cách mà Sun Woo vẫn làm

Bộ phim Thế Giới Hôn Nhân phát sóng lúc 21:00 giờ Việt trên JTBC mỗi thứ sáu, thứ bảy hàng tuần.

Venice trước và sau khi phong tỏa vì Covid-19 nhìn từ vũ trụ: Biểu tượng nước Ý bỗng trong xanh, sạch bóng tàu thuyền

Đại dịch Covid-19 đang gây ra rất nhiều thiệt hại cho cả thế giới. Hơn 2,1 triệu người nhiễm, 145.000 ca tử vong, nền kinh tế toàn cầu thì lao đao chưa từng thấy và kéo theo hàng triệu người mất việc làm. Điểm sáng duy nhất cho một đại dịch u tối, có lẽ là một số ảnh hưởng tích cực về môi trường mà thôi.

Tại Venice là một ví dụ. Mới đây, Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) đã đăng tải 2 tấm hình chụp từ vệ tinh về thành phố Venice của Ý, vào thời điểm trước và sau khi dịch bệnh xảy ra.

Một tấm được chụp vào ngày 13/4/2020, tấm còn lại là ngày 19/4 nhưng vào năm 2019. Nó cho thấy dù là từ cùng một kỳ trong 2 năm, thành phố biểu tượng của Ý đã thay đổi rất nhiều sau đại dịch.

Kéo sang trái để thấy sự thay đổi sau 1 năm tại Venice

Những hình ảnh trên được chụp từ vệ tinh Sentinel-2, nằm trong chương trình Copernicus của ESA với nhiệm vụ quan sát sự thay đổi về môi trường trên Trái đất.

Theo ESA, bức ảnh cho thấy sự thay đổi về mật độ tàu thuyền di chuyển qua những con kênh của thành phố này. Được biết, Venice vốn rất nổi tiếng với hệ thống kênh đầy lãng mạn và thơ mộng, gần như mọi thời điểm trong năm đều rất đông đúc tàu thuyền qua lại. Nhưng từ khi thi hành lệnh phong tỏa vào ngày 8/3, cả thành phố trở nên vắng lặng.

Tàu thuyền biến mất sau lệnh phong tỏa

Việc tàu thuyền không thể hoạt động gây ảnh hưởng rất lớn đến kinh tế của Venice, nhưng cũng an ủi phần nào khi để lại hiệu ứng tốt cho môi trường. Và ngoài ra, đây không phải là những hình ảnh đầu tiên cho thấy điều đó.

Chỉ vài ngày sau lệnh phong tỏa, người dân Venice đã chia sẻ nhiều hình ảnh nước kênh trong xanh đến mức nhìn thấy cả cá. Trên thế giới cũng vậy: người Ấn Độ có thể nhìn thấy dãy Himalaya lần đầu tiên sau hàng thập kỷ, do ô nhiễm không khí được giảm bớt. Tại Mỹ, các hình ảnh từ vệ tinh cũng cho thấy ô nhiễm giảm mạnh sau khi dịch thuật hàng triệu người buộc phải ở trong nhà theo chỉ thị giãn cách xã hội.

Ở thời điểm hiện tại, Ý vẫn nằm trong số các quốc gia chịu ảnh hưởng mạnh nhất từ dịch bệnh. Theo số liệu từ ĐH Johns Hopkins, quốc gia này có gần 22.000 người tử vong, cùng 165.000 ca dương tính với virus corona chủng mới.

Nguồn: CNN



iPhone SE 2020 bị dân Trung Quốc chê vì tính năng thua xa nhiều smartphone Android trong cùng tầm giá

Vào tối thứ Tư vừa qua,  Apple đã chính thức ra mắt thế hệ iPhone SE thứ 2 sau gần 1 tháng trì hoãn vì đại dịch Covid-19 . Đây được xem là dòng smartphone giá rẻ của nhà Táo nhưng vẫn được trang bị rất nhiều công nghệ, tính năng cao cấp và hứa hẹn sẽ là 1 quân bài quan trọng của họ trong cuộc chiến di động năm nay.

iPhone SE 2020 lộ diện đúng vào thời điểm Apple đang trên đà hồi phục mạnh mẽ tại thị trường Trung Quốc sau tháng 2 bết bát vì đại dịch . Và không có gì bất ngờ khi ngay lập tức, nó lọt vào top những chủ đề được quan tâm nhiều nhất trên Weibo và những nền tảng nổi tiếng khác như Zhihu. Tuy nhiên, phản ứng của người dùng tại đây có vẻ không hề giống như những gì Apple đang mong đợi bởi có rất nhiều ý kiến trái chiều xoay quanh mẫu smartphone mới này.

iPhone SE 2020 bị dân Trung Quốc chê vì tính năng thua xa nhiều smartphone Android trong cùng tầm giá - Ảnh 1.

iPhone SE mới vừa ra mắt nhưng dường như lại không nhận được sự phản ứng tích cực từ phía người dùng Trung Quốc.

Với mức giá chỉ dao động từ 399 USD -  549 USD, iPhone SE 2020 vẫn được trang bị phần cứng khá ấn tượng. Nó sử dụng con chip A13 giống như thế hệ iPhone 11 ra mắt vào cuối năm ngoái, đồng thời cũng sở hữu tính năng sạc không dây vốn chỉ xuất hiện trên những dòng máy cao cấp. Tuy nhiên, thị trường Trung Quốc lại đòi hỏi nhiều hơn thế. Trong cùng tầm giá, họ có thể dễ dàng tìm được không ít sản phẩm Android với nhiều cụm camera, màn hình AMOLED và tính năng sạc nhanh. Chính thói quen và nhu cầu này đã biến chiếc SE mới trở thành 1 sản phẩm quá bình thường và không thực sự ấn tượng, kể cả về mức giá.

iPhone SE 2020 gần như là 1 bản sao hoàn hảo của iPhone 8, đã ra mắt từ năm 2017. Vì thế, thiết kế của mẫu smartphone này đã phần nào lỗi thời nếu so sánh với nhiều sản phẩm đương thời. Người dùng Trung Quốc đã quen với màn hình tràn viền, với công nghệ nhận diện khuôn mặt, với cụm camera nhiều ống kính. Trong khi đó, sản phẩm mới của Apple chỉ có Touch ID tích hợp trên nút Home truyền thống mà không có Face ID. Camera sau cũng chỉ có 1 ống kính với độ phân giải 12MP, dù vẫn được tích hợp nhiều tính năng như xóa phông hay chống rung quang học.

Một bài đăng trên Zhihu có viết: “ Apple vừa mới ra mắt một chiếc điện thoại “rác rưởi”. Tôi không dám so sánh nó với những sản phẩm Android cùng tầm giá khác, vì như thế có vẻ hơi tàn nhẫn với họ ”. Bài viết này đã nhận được gần 200 lượt upvote từ cộng đồng mạng Trung Quốc.

Dù tay thì viết “không dám so sánh với những smartphone Android khác”, nhưng chủ nhân bài đăng này sau đó vẫn lấy dẫn chứng về Vivo iQOO Neo 855. Chiếc điện thoại này có giá khoảng 325 USD (nghĩa là thấp hơn cả phiên bản thấp nhất của SE) nhưng vẫn có cụm 3 camera sau và hỗ trợ sạc nhanh 33W, cao hơn rất nhiều so với mức 18W của SE.

iPhone SE 2020 bị dân Trung Quốc chê vì tính năng thua xa nhiều smartphone Android trong cùng tầm giá - Ảnh 2.

Thiết kế của iPhone SE bị đánh giá là lỗi thời vì không có nhiều khác biệt so với iPhone 8.

Bất chấp nhiều tính năng cao cấp của iPhone SE 2020, người dùng Trung Quốc vẫn tiếp tục bày tỏ sự thất vọng về mẫu smartphone mới của Apple và chỉ trích đủ khía cạnh. Họ cho biết con chip A13 và hệ điều hành iOS có lẽ là điểm sáng duy nhất của thiết bị này. Một số người thì mỉa mai rằng “ Touch ID là tính năng đột phá nhất của SE 2020 ”, với hàm ý đây chỉ là 1 chiếc smartphone tầm thường, không có gì đặc biệt và thậm chí là có phần lỗi thời: “Đ ây thực chất chỉ là 1 chiếc máy quét vân tay mà Apple ra mắt để giữ chân người dùng, không cho họ chuyển sang Android trong mùa đại dịch ”.

Phát biểu có phần tiêu cực này lại rất hợp lý trong bối cảnh hiện nay. Các mẫu iPhone gần đây đều đã loại bỏ cảm biến vây tay và thay thế bằng công nghệ nhận diện khuôn mặt. Điều này đã gây ra rất nhiều sự bất tiện khi dịch Covid-19 bùng phát tại Trung Quốc, khi mà giờ đây khẩu trang đã trở thành vật bất ly thân của người dân và khiến cho việc mở khóa điện thoại bằng khuôn mặt trở nên rắc rối hơn bao giờ hết. Đúng là cư dân mạng đã chỉ dịch thuật ra nhiều mẹo để vượt qua hạn chế này, nhưng nó vẫn mang lại rất nhiều sự bất tiện trong quá trình sử dụng.

Không chỉ người dùng phổ thông mà một số chuyên gia cũng nhận định iPhone SE 2020 sẽ không thể thành công tại Trung Quốc. Ethan Qi của Viện nghiên cứu Counterpoint cho biết: “ Thật khó để có thể khẳng định SE sẽ làm nên chuyện. Một trong những trở ngại lớn nhất mà mẫu smartphone này phải đối mặt chính là những đối thủ Android đáng gờm khác trong cùng tầm giá, nhưng lại sở hữu nhiều tính năng hiện đại, bao gồm cả 5G và thiết kế hợp thời hơn cùng camera cao cao cấp hơn ”.

iPhone SE 2020 bị dân Trung Quốc chê vì tính năng thua xa nhiều smartphone Android trong cùng tầm giá - Ảnh 3.

Giữa 1 thị trường ngập tràn smartphone Android giá rẻ nhưng sở hữu nhiều tính năng cao cấp như Trung Quốc, iPhone SE bỗng trở nên lạc lõng và không có gì nối bật.

Về mặt tích cực, Ethan cho biết thế mạnh về phần cứng cùng thiết kế nhỏ gọn, nhẹ cân (SE có trọng lượng khoảng 148g) cũng sẽ thu hút được một bộ phận người dùng tại Trung Quốc, đặc biệt là những người đang sử dụng iPhone 6 hay iPhone 8. Bên cạnh đó, đây cũng là 1 lựa chọn đáng cân nhắc đối với những người yêu thích hệ điều hành iOS nhưng lại không dư dả về mặt kinh tế. Ngoài ra, chỉ khoảng chưa đến 1 ngày sau khi SE ra mắt, Apple cũng đã tuyên bố chính thức khai tử iPhone 8, một hành động có thể sẽ kích thích nhu cầu mua sắm cho chiếc SE mới của họ.

Một người dùng trên Zhihu nhận định về mẫu smartphone giá rẻ mới của nhà Táo: “ Nó sở hữu thiết kế từ năm 2014, được trang bị cảm biến vân tay năm 2015, công nghệ màn hình của năm 2016, bộ khung giống năm 2017, camera của năm 2018, phần cứng 2019 và sẽ là 1 sản phẩm cho người dùng năm 2020. Nó không hẳn 1 chiếc điện thoại tốt, nhưng chắc chắn sẽ mang lại nhiều cảm giác hoài niệm cho người dùng ”.

Liệu iPhone SE có thể thành công ở thị trường Trung Quốc hay không, thời gian chắc chắn sẽ mang lại câu trả lời chính xác nhất.

Theo abacusnews

Chủ Nhật, 12 tháng 4, 2020

Cách ly dịch Covid-19 khiến không khí trong lành hơn, người dân Ấn Độ tận mắt thấy lại được dãy Himalayas sau 30 năm

Cách ly dịch Covid-19 khiến không khí trong lành hơn, người dân Ấn Độ tận mắt thấy lại được dãy Himalayas sau 30 năm - Ảnh 1.

Người dân ngụ tại Punjab, Ấn Độ đang choáng ngợp trước cảnh tượng họ đã không còn được thấy suốt nhiều thập kỷ nay: dãy Himalayas đồ sộ xuất hiện nơi chân trời. Từ khoảng cách hơn trăm cây số, những người Ấn Độ sống tại khu vực gần dãy núi chụp một loạt ảnh để gợi nhớ lại quang cảnh hùng vĩ một thời.

Đây là lần đầu tiên trong 30 năm, (tôi) có thể thấy rõ Himalayas nhờ Ấn Độ đang bị phong tỏa khiến bầu không khí ô nhiễm tan đi. Quả thật tuyệt diệu ”, một cư dân mạng Ấn Độ nói.

Vì đại dịch Covid-19 hiện vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại, người dân Ấn Độ trải qua thời gian cách ly xã hội nhiều tuần trở lại đây. Người dân không còn mang xe ra đường mà các hoạt động công nghiệp cũng chững lại, nhưng đi kèm không gian ảm đạm ấy lại là bầu không khí trong sạch: thủ đô Delhi đo thấy mức ô nhiễm không khí PM10 đã giảm 44% chỉ nội trong ngày cách ly xã hội đầu tiên. Chỉ số PM10 dùng để chỉ những loại bụi bay trong không khí có đường kính bằng hoặc nhỏ hơn 10 micromet.

Cách ly dịch Covid-19 khiến không khí trong lành hơn, người dân Ấn Độ tận mắt thấy lại được dãy Himalayas sau 30 năm - Ảnh 2.

Báo cáo của Ủy ban Kiểm soát Ô nhiễm Ấn Độ còn cho thấy 85 thành phố Ấn Độ đã chứng kiến mức ô nhiễm giảm rõ rệt trong tuần đầu thực hiện phong tỏa. Các thành phố nằm tại bang Punjab là nơi chứng kiến rõ tác dụng của không khí trong lành: họ không chỉ hít thở dễ dàng hơn, mà còn thấy lại được dãy Himalayas chỉ cách mình trên dưới một trăm cây số.

Quang cảnh hùng vĩ của dãy núi lớn sẽ xoa dịu nỗi đau mà đại dịch Covid-19 gây ra cho Ấn Độ. Bên cạnh đó, Himalayas lại khiến nhiều người tự hỏi: khi nào Trái Đất xanh trở lại, để ta có thể chứng kiến những quang cảnh đẹp tuyệt biên dịch trần đang bị che mờ bởi khói bụi ô nhiễm.

Microsoft âm thầm cập nhật một trong những tính năng được yêu cầu nhiều nhất trên Windows 10

Đối với hầu hết người dùng Windows 10 lâu năm, có một số tính năng mà họ yêu cầu từ lâu nhưng Microsoft vẫn chưa thể đáp ứng, ví dụ như tab trong File Explorer hay thanh trượt chỉnh âm lượng mới.

Microsoft âm thầm cập nhật một trong những tính năng được yêu cầu nhiều nhất trên Windows 10 - Ảnh 1.

Tuy nhiên thực tế Microsoft vẫn đang âm thầm phát triển các tính năng mà đông đảo người dùng yêu cầu. Một trong số các tính năng đó vừa xuất hiện trong bản build biên dịch 19603 trên Windows 10.

Cụ thể, Microsoft đã mang tới thiết kế flyout mới cho thanh trượt điều chỉnh âm lượng. Giờ đây, người dùng có thể điều khiển cả nhạc ngay trong giao diện điều chỉnh âm lượng.

Mặc dù Microsoft không hé lộ tính năng mới này nhưng một điều khá ngạc nhiên khi đây là một trong những tính năng được mong đợi nhiều nhất trên Windows 10. Có lẽ vì Microsoft vẫn đang tiếp tục hoàn thiện tính năng trên nên chưa chính thức chia sẻ tới người dùng hoặc ghi chú trong các bản build gần đây.

Microsoft âm thầm cập nhật một trong những tính năng được yêu cầu nhiều nhất trên Windows 10 - Ảnh 2.

Theo tài khoản Twitter Albacore, thiết kế thanh trượt điều khiển âm lượng trên lấy cảm hứng nhiều từ Windows 10X. Và đây là một điều đáng hoan nghênh khi Windows 10X nhận được khá nhiều lời khen từ giới công nghệ về tính đơn giản và gọn nhẹ.

Tất nhiên không có gì đảm bảo chắc chắn giao diện mới của thanh chỉnh âm lượng sẽ xuất hiện trên bản cập nhật Windows 10 cuối cùng, bởi lẽ đây mới chỉ là giai đoạn phát triển trong quá khứ, Microsoft đã từng hủy bỏ nhiều tính năng trong phút chốc chỉ vì chưa thể hoàn thiện hoặc thay đổi kế hoạch, ví dụ như Sets.

Tham khảo Softpedia

Galaxy A70 thành "cục gạch" sau khi cập nhật Android 10

Samsung đã bắt đầu tung ra bản cập nhật Android 10 cho Galaxy A70 ở một số thị trường. Tuy nhiên, theo báo cáo từ SamMobile , bản cập nhật này dính phải lỗi nghiêm trọng và có thể làm hỏng điện thoại của người dùng, khiến chúng không thể khởi động và bất đắc dĩ trở thành một "cục chặn giấy" đúng nghĩa.

Ở thời điểm hiện tại, Samsung vẫn chưa đưa ra bất kỳ bình luận nào về vấn đề nói trên. Mặc dù vậy, công ty đã tạm ngừng phát hành bản cập nhật Android 10 cho Galaxy A70 trên toàn cầu. Nhiều khả năng, nhà sản xuất Hàn Quốc đã tạm dừng để sửa lỗi trước khi gửi lại bản cập nhật mới đến tay người dùng.

Galaxy A70 thành cục gạch sau khi cập nhật Android 10 - Ảnh 1.

Nguồn tin của SamMobile cho biết chỉ có một số mẫu máy Galaxy A70 gặp sự cố sau khi cập nhật lên Android 10. Theo đó, Samsung đã sử dụng 2 phiên bản bo mạch phụ khác nhau trên Galaxy A70. Nếu như bạn chưa biết, đây là bảng mạch in PCB được đặt ở cạnh dưới của máy, có nhiệm vụ điều khiển màn hình và quản lý việc sạc pin.

Bình thường, bo mạch phụ này sẽ được cập nhật cùng với bo mạch chính mỗi khi người dùng cài đặt bản cập nhật phần mềm. Tuy nhiên, có vẻ như Samsung đã quên chèn thêm các đoạn code cần thiết cho những chiếc Galaxy A70 sử dụng phiên bản bo mạch phụ cũ hơn trong bản cập nhật Android 10.

Nói một cách đơn giản, những thiết bị này sau khi cập nhật lên Android 10 sẽ xảy ra tình trạng không tương thích giữa phần mềm và phần cứng. Điện thoại sẽ "nghĩ" rằng pin đã cạn hoàn toàn và không cho khởi động.

Galaxy A70 thành cục gạch sau khi cập nhật Android 10 - Ảnh 2.

Cách duy nhất để khắc phục vấn đề nói trên là thay thế bo mạch phụ cũ bằng phiên bản mới hơn. Tất nhiên, người dùng không thể tự làm việc này mà bắt buộc phải đến các trung tâm bảo hành dịch vụ của Samsung.

Đáng chú ý, hầu hết các mẫu Galaxy A70 bị ảnh hưởng đều là những thiết bị bán ra tại Hà Lan - nơi được Samsung "ưu tiên" cập nhật lên Android 10 trước. Hiện tại, công ty đã tạm dừng phát hành bản cập nhật Android 10 cho Galaxy A70 trên phạm vi toàn cầu, tuy nhiên chưa rõ các thiết bị được bán ở những quốc gia khác có bị ảnh hưởng hay không.

Sao Việt với những outfit sân bay cả đời không muốn nhìn lại: Hari Won bị hiểu lầm bầu bí, Mai Phương Thúy diện váy "thiếu nhi"

Bên cạnh sàn runway thì sân bay cũng là nơi để các sao phô diễn phong cách thời trang, đồng thời trổ bằng hết tài nghệ mix & match thượng thừa. Nhưng phàm là con người thì chẳng ai hoàn mỹ, lắm lúc cũng sẽ thiếu cái này, sơ sót cái kia. Những sao nữ dưới đây từng có những pha lên đồ "ghi danh sử sách" ở sân bay với những bộ cánh mà dám chắc bản thân họ không bao giờ muốn nhìn lại.

Sao Việt với những outfit sân bay cả đời không muốn nhìn lại: Hari Won bị hiểu lầm bầu bí, Mai Phương Thúy diện váy thiếu nhi - Ảnh 1.

Không mix đồ "phá game" nhưng Hari Won lại có khoảnh khắc "để đời" tại sân bay khi diện đầm thùng thình, xuề xoà, lộ vòng eo to tướng đến mức 10 người thì hết 9 người nhầm tưởng bà xã Trấn Thành đang có thai.

Sao Việt với những outfit sân bay cả đời không muốn nhìn lại: Hari Won bị hiểu lầm bầu bí, Mai Phương Thúy diện váy thiếu nhi - Ảnh 2.

Mai Phương Thuý cũng điểm mặt đặt tên trong danh sách này khi từng có lần diện đầm "thiếu nhi", đi giày cao lệch tông lạc quẻ.

Sao Việt với những outfit sân bay cả đời không muốn nhìn lại: Hari Won bị hiểu lầm bầu bí, Mai Phương Thúy diện váy thiếu nhi - Ảnh 3.

Giờ sành điệu bao nhiêu, vài năm trước Ngọc Trinh cũng có không ít màn khoe dáng cầu kì, "thắm thơm" ở sân bay. Crop top hoa hoè + chân váy ôm, điểm xuyết bèo nhún quê kiểng ắt đã mang đến Trinh pha lên đồ đáng quên nhất nhì trong "lịch sử" ăn biên dịch diện của mình đây.

Sao Việt với những outfit sân bay cả đời không muốn nhìn lại: Hari Won bị hiểu lầm bầu bí, Mai Phương Thúy diện váy thiếu nhi - Ảnh 4.

Trước khi học hỏi style ăn diện từ Ngọc Trinh thì Diệu Nhi đã có pha xuất hiện "hỡi ôi" thế này. Ai theo dõi Diệu Nhi thì hẳn còn nhớ đến "combo" dìm dáng gồm quần yếm hoa nhí khá sến mix cùng mũ rộng vành thắt nơ, chunky sandals mà cô từng diện. Một set đồ sân bay khó cảm là đây chứ đâu!

Sao Việt với những outfit sân bay cả đời không muốn nhìn lại: Hari Won bị hiểu lầm bầu bí, Mai Phương Thúy diện váy thiếu nhi - Ảnh 5.

Style sân bay của Minh Hằng cũng có "lỗ hổng" như ai, mà lần ăn diện đáng quên nhất chính là diện đồ cool ngầu, "quẩy" quần shorts rách kết hợp giày cao gót, lộ đôi chân kém thon lẫn gu mix đồ bất ổn.

Sao Việt với những outfit sân bay cả đời không muốn nhìn lại: Hari Won bị hiểu lầm bầu bí, Mai Phương Thúy diện váy thiếu nhi - Ảnh 6.

Tuy nhiên, những màn ăn diện sến sẩm của các mỹ nhân trên cũng không là gì so với Thuý Vân đang diện đồ ngủ thì bị bắt tạo dáng ở sân bay nè.

Cách ly xã hội thời dịch 102 năm trước, vì sao các công ty ‘cầu xin’ khách hàng hạn chế sử dụng điện thoại hết mức có thể?

Bị nhốt ở nhà vì dịch bệnh không phải là chuyện vui. Nhưng vào năm 2020, người ta không cần phải ngắt kết nối với thế giới bên ngoài, nhờ vào internet, rủi ro lớn hơn bạn có thể gặp phải trong trận đại dịch là quá nhiều thông tin khiến bạn bị choáng ngợp.

Nhìn lại 102 năm về trước, dưới sự bùng phát của cúm Tây Ban Nha năm 1918, một cách nào đó, hoàn cảnh mà con người phải sống trong 2 thời điểm này khá giống nhau. Chính quyền địa phương thông báo đóng cửa các trường học kể cả mẫu giáo, cách ly khiến mọi người bị mất việc và phải sống xa gia đình và bạn bè. Không ai đề cập đến cách ly xã hội, nhưng tại thời điểm đó, người ta vẫn thực hiện biện pháp trên.

Cách ly xã hội thời dịch 102 năm trước, vì sao các công ty ‘cầu xin’ khách hàng hạn chế sử dụng điện thoại hết mức có thể? - Ảnh 1.

Trong trận dịch cúm năm 1918, một nhân viên trực điện thoại đang thực hiện các biện pháp bảo vệ.

Và một phần của công nghệ hứa hẹn sẽ giúp mọi người tiếp tục cuộc sống của mình là: điện thoại.

Mặc dù đã 42 năm kể từ khi Alexander Graham Bell thực hiện cuộc gọi điện thoại đầu tiên tại phòng thí nghiệm ở Boston, nhưng đứa con tinh thần của ông vẫn đang trong quá trình phổ cập đến người dân. Theo Statista, ngay cả năm 1920, chỉ có 35% gia đình ở Hoa Kỳ có điện thoại. Nhưng tại thời điểm cách ly - hay còn gọi là tự cách ly - người ta đòi hỏi quyền được tiếp xúc với bên ngoài xã hội.

Đáng buồn thay, hệ thống điện thoại của năm 1918 đã trở thành nạn nhân của thảm họa cúm thay vì trở thành cứu cánh. Hãy nhìn lại những lý do vì sao mọi chuyện đã xảy ra như vậy:

VUI LÊN, NHỮNG NGƯỜI BỆNH

Vào thời điểm cúm Tây Ban Nha xảy ra, dịch vụ điện thoại đã được bán trên thị trường như một thứ có ích cho những người buộc phải ở yên 1 chỗ. Một quảng cáo trên báo AT&T quảng bá: "Những người bị cách ly sẽ không bị cô độc vì đã có Bell Telephone. Dịch vụ Bell mang đến sự cổ vũ và khích lệ cho người bệnh theo vô số cách khác nhau." Và trên bài quảng cáo là một bức ảnh minh họa: Một người phụ nữ theo phong cách Gibson Girl đang vui vẻ cầm cái điện thoại hình nến trên tay.

Quảng cáo đó gần đây đã được chia sẻ trên Twitter dưới dạng đồ hiếm trong dịch cúm Tây Ban Nha. Trên thực tế, nó có từ năm 1910 và không liên quan đến bất cứ đợt cách ly nào đặc biệt. Chỉ cần xem qua các tờ báo đầu thế kỷ 20 là người ta có thể nhận ra rằng: mọi người có ý thức rất cao trong việc phòng chống bệnh bạch hầu, bệnh đậu mùa, viêm màng não cột sống và các bệnh dễ lây lan khác. Các địa phương thường thi hành chính sách cách ly; AT&T (và các đối thủ cạnh tranh nhỏ hơn) đã nhìn thấy cơ hội kinh doanh.

Cách ly xã hội thời dịch 102 năm trước, vì sao các công ty ‘cầu xin’ khách hàng hạn chế sử dụng điện thoại hết mức có thể? - Ảnh 2.

Mọi người đã tận dụng điện thoại theo cách mà ngay cả các công ty điện thoại cũng không thể dự đoán được. Vào tháng 1 năm 1918, tiền thân của Zoom weddings (đám cưới qua Zoom) thời nay, một người lính bị cách ly tại Camp Beauregard của Louisiana , John B. Caldwell, kết hôn với người biên dịch yêu của mình, Lorene Smith, qua điện thoại. Tổng chưởng lý bang miễn cưỡng tranh luận rằng ngay cả khi có thể hợp pháp, thì cũng không nên đám cưới qua điện thoại. Sự dè dặt của ông cũng không can ngăn được vị thẩm phán chứng hôn cho cặp đôi hạnh phúc.

Private Caldwell bị cách ly do viêm màng não cột sống. Theo truyền thuyết, một thành viên khác của Quân đội Hoa Kỳ, đầu bếp Albert Gitchell, đã trở thành bệnh nhân F0 của cúm Tây Ban Nha không dưới hai tháng sau khi ông ta bị đau họng khó chịu tại Fort Riley ở Kansas. (Đừng hiểu lầm cụm "cúm Tây Ban Nha", Tây Ban Nha chỉ là quốc gia đầu tiên trong khu vực bùng phát mạnh mẽ dịch cúm này, không phải là nguồn gốc dịch bệnh.) Đến tháng 8, cúm này đã lây nhiễm hàng triệu người trên toàn cầu, một phần do quân đội chiến đấu trong Thế chiến thứ I. Ước tính rằng một phần ba số người trên toàn thế giới đã mắc phải cúm Tây Ban Nha và 50 triệu người đã chết.

Các thành phố và toàn bộ các bang đều áp đặt các biện pháp khẩn cấp tương tự với những biện pháp "ở yên tại chỗ" như thời nay, nhằm mục đích làm phẳng đường cong cúm bằng việc mọi người cách xa nhau. Các địa điểm kinh doanh, giáo dục và thờ cúng tạm thời bị đóng cửa, và một số nơi yêu cầu người dân phải đeo khẩu trang.

Trong một thời gian, có vẻ như điện thoại giúp mọi người tiếp tục cuộc sống đang bị gián đoạn ở mức tối thiểu. Ở Holton, Kansas, Hội Chữ thập đỏ địa phương đã phát những tấm bảng cho các thương nhân địa phương đặt tại cửa sổ của mình, khuyến khích khách hàng, đặc biệt là những người có thể bị bệnh gọi điện thoại thay vì bước vào cửa hàng. ( Ngay cả trước khi có dịch, đặt hàng qua điện thoại đã trở thành một hình thức thương mại phổ biến, ví dụ, các cửa hàng tạp hóa cũng cung cấp dịch vụ giao hàng giống như Instacart.)

Cách ly xã hội thời dịch 102 năm trước, vì sao các công ty ‘cầu xin’ khách hàng hạn chế sử dụng điện thoại hết mức có thể? - Ảnh 3.

Quảng cáo ngày 28/7/1916 từ chương trình "Buổi tối của Los Angeles", điện thoại đã giúp mọi người giữ liên lạc khi ở nhà, trước khi dịch cúm Tây Ban Nha tấn công.

Ở Long Beach, California, những đứa trẻ bị cách ly tại nhà là những con chuột bạch để người ta thử nghiệm hình thức giáo dục từ xa. Oakland Tribune nói: "Những học sinh cấp 3 ở đây sẽ học tại nhà và nói chuyện điện thoại thường xuyên với giáo viên hướng dẫn."

Điện thoại cũng nổi lên như một phương tiện truyền tin trong thời đại mà ngay cả đài phát thanh vẫn chưa phải là một phương tiện đại chúng. Vào thời điểm đó, cách tốt nhất để chia sẻ tin tức nóng hổi là bản tin stereopticon (tin tức cảnh báo, hình ảnh, clip phim và phim hoạt hình trên màn hình khổng lồ tại một trụ sở hoặc địa điểm khác).

Các bản tin Stereopticon có xu hướng thu hút đám đông, và đây chính là hiểm họa khiến cúm lan rộng và trở thành mối nguy hiểm cho sức khỏe cộng đồng. Vì vậy, khi cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ của Hoa Kỳ đến gần vào ngày 5/11/1918, một tờ báo đã hủy dịch vụ báo cáo mà họ dự định cung cấp vào đêm bầu cử. Thay vào đó, họ bảo độc giả gọi điện thoại đến để biết kết quả. (Ngay cả khi không có dịch bệnh, mọi người thường làm phiền các tờ báo để lấy được những tin tức nóng hổi: Sacramento Bee nói đã nhận được tới 1.000 cuộc gọi/ phút trong các đêm bầu cử trước đó.)

Lúc này vẫn chưa có chức năng ghi âm tin nhắn nên người ta gọi trực tiếp phóng viên. The Wichita [Kansas] Beacon viết: "The Beacon có 6 trụ điện thoại và sẽ có các nhân viên trực mỗi điện thoại để cung cấp những tin tức quan trọng nhất. Đừng tụ tập trên đường phố mà hãy gọi điện thoại."

TỔNG ĐÀI VIÊN KHÔNG THỂ KIỂM SOÁT

Thực tế lý thuyết về điện thoại cho thấy, trong thời gian dịch bệnh chắc chắn sẽ xảy ra sự quá tải - không phải ở tất cả các quốc gia mà hầu hết nhiều quốc gia. Cơ sở hạ tầng của công ty điện thoại phụ thuộc vào các tổng đài viên (chủ yếu là phụ nữ trẻ) , những người thực hiện thủ công từng kết nối một của người gọi và người nhận. Quay số tự động, không cần tổng đài viên, đã được phát minh vào thế kỷ 19 nhưng vẫn chưa phổ biến lắm.

Các tổng đài viên cũng dễ bị cúm Tây Ban Nha như bất kỳ ai khác; thậm chí có thể có nguy cơ cao hơn, vì họ ngồi ở mép của các tổng đài trong một khu vực chật hẹp, khuỷu tay dễ chạm khuỷu tay của bất kỳ đồng nghiệp bị nhiễm bệnh nào. Và đội ngũ của họ cũng bị kiệt sức khi số lượng cuộc gọi là quá nhiều.

Vào ngày 22/10, báo New York Times đã báo cáo rằng 2.000 tổng đài viên của Công ty Điện thoại New York, chiếm gần một phần ba lực lượng lao động, đã nhiễm bệnh. Không thể theo kịp nhu cầu dịch vụ, công ty đã áp dụng các biện pháp cắt giảm (bao gồm giảm 50% khả năng gọi điện từ điện thoại trả phí) và gửi đến khách hàng các thẻ yêu cầu hạn chế sử dụng trong trường hợp khẩn cấp.

The Times dẫn lời một CEO của Công ty Điện thoại New York: "Mặc dù công ty có một số trường đào tạo nhưng vẫn không dễ để tìm người lấp đầy vị trí trống của tổng đài viên. Mọi người phải nên biết rằng tổng đài viên là một công việc đòi hỏi đào tạo chuyên sâu và không dễ tìm người thay thế."

Thay vì chạy quảng cáo chào mời tính hữu dụng của điện thoại trong thời gian cách ly, các công ty của AT&T, Bell System và các đối thủ của họ đã phải cầu xin khách hàng hạn chế sử dụng điện thoại hết mức có thể. Michigan State Telephone trong một bài quảng cáo trên báo đã giải thích: "Tất nhiên, nhân viên của công ty điện thoại cũng bị ảnh hưởng giống như những nhân viên khác, và ngày càng khó xử lý các cuộc gọi theo cách thỏa đáng."

Chỉ cần nhấn mạnh sự cấp bách của vấn đề, North Carolina’s Piedmont Telephone & Telegraph đã nhắc nhở các thuê bao rằng "Cuộc gọi quan trọng nhất phải để dành gọi các bác sĩ, cửa hàng thuốc. Tất cả các cuộc gọi khẩn cấp phát sinh từ dịch bệnh đều được xử lý hiệu quả và đó là mong muốn thiết tha nhất của công ty."

Cách ly xã hội thời dịch 102 năm trước, vì sao các công ty ‘cầu xin’ khách hàng hạn chế sử dụng điện thoại hết mức có thể? - Ảnh 4.

Quảng cáo ngày 30/10/1918, thông báo từ Enquirer and Evening News in Battle Creek, Michigan, các công ty điện thoại đã giải thích sự cần thiết phải hạn chế các cuộc gọi đến các trường hợp khẩn cấp, một cách lịch sự nhưng chắc chắn.

Ở Florida, một quảng cáo Peninsular Telephone đã đề cập đến các tổng đài viên bị bệnh và yêu cầu khách hàng không gọi vào những khung giờ nhất định (do tổng đài viên là con người chứ không phải máy móc) cho đến khi điều kiện trở lại bình thường.

Một quảng cáo của New York Telephone thậm chí còn cảnh báo rằng các tổng đài viên có thể hỏi về bản chất của một cuộc gọi để đảm bảo nó thực sự cần thiết.

Cách ly xã hội thời dịch 102 năm trước, vì sao các công ty ‘cầu xin’ khách hàng hạn chế sử dụng điện thoại hết mức có thể? - Ảnh 5.

Ở bên trái, một quảng cáo từ Passoms, New Jersey’s Evening News cho ngày 25/10/1918, cảnh báo khách hàng của New York Telephone rằng các tổng đài viên có thể sẽ thấy khó chịu về các cuộc gọi. Ở bên phải, từ Gastonia, North Carolina’s Gastonia Gazette ngày 18/10/1918, một quảng cáo nhấn mạnh tầm quan trọng của việc xử lý các cuộc gọi đến bác sĩ và cửa hàng thuốc.

Các thị trấn nhỏ cũng đối mặt với thách thức tương tự như các đô thị nhộn nhịp, chỉ là ở quy mô nhỏ hơn. Người quản lý của công ty điện thoại địa phương ở Donaldson, Louisiana - địa phương có dân số khoảng 4.000 người - đã viết: "Hãy nhớ rằng các tổng đài viên là con người. 6 trong số các tổng đài viên của chúng tôi đã bị cúm và dịch vụ này được thực hiện với số nhân viên ít ỏi, trong khi số lượng cuộc gọi tăng lên, do số lượng lớn các cuộc gọi là từ người bệnh."

Vì các hệ thống điện thoại không thể theo kịp mức sử dụng thông thường ít nhất là áp dụng với một số địa phương. 3 ngày trước cuộc bầu cử năm 1918, The Sacramento Bee tuyên bố với dòng chữ in hoa: "THE BEE SẼ KHÔNG TRẢ LỜI ĐIỆN THOẠI." Họ khuyên độc giả tận dụng dịch vụ bản tin stereopticon của mình. Nhưng vẫn nhắc nhở người dân phải đề phòng: " Ban Y tế Thành phố nói rằng sẽ không có nguy hiểm nếu những người tụ tập ngoài đường đều đeo khẩu trang."

Theo một cách nào đó, sự bất cập của điện thoại trong suốt đại dịch năm 1918 chỉ nhấn mạnh rằng đó là 1 điều kỳ diệu. The New York Times, trong một bài xã luận kêu gọi độc giả chỉ thực hiện cuộc gọi khi thực sự cần thiết, đã viết: "Chưa đầy 40 năm trước, điện thoại là một món đồ chơi thú vị, và chưa đầy 20 năm sau, nó đã không còn là thứ xa xỉ của người giàu. Bây giờ nó đã trở thành một thứ đồ bình thường trong giao tiếp hàng ngày đối với mọi người, trực tiếp hoặc gián tiếp, ngoại trừ một phần nhỏ dân số. Bây giờ, không ai có thể hiểu làm thế nào có thể sống mà không dùng điện thoại và giá trị của nó là [chắc chắn] không thể đo đếm được."

Ngày nay, khi internet có thể đáp ứng kịp các yêu cầu làm việc tại nhà đột ngột thì chúng ta cũng nên tạm dừng để tưởng tượng cuộc sống không có điện thoại. Hoặc thậm chí có thể tự hỏi vì sao ông bà cố của mình vẫn sống sót qua mùa dịch cúm Tây Ban Nha mà không có điện thoại - thứ mà ngày nay con người cho là hiển nhiên phải tồn tại.

Xôn xao chuyện Trang Trần nhắc lại xích mích 6 năm trước với Hương Giang: "Lúc đó Giang mới là người cần chơi với chị"

Showbiz Việt vốn có những góc khuất, ồn ào mà giấy bút khó mà viết hết được. Đơn cử là chuyện giữa hai mỹ nhân Hoa hậu Hương Giang và Trang Trần, 6 năm trôi qua rồi mà vẫn chưa tìm ra hồi kết.  Mới đây, một đoạn video được dân tình truyền tay nhau rầm rộ khắp mạng xã hội ghi lại Trang Trần tham gia một chương trình và tâm sự về chuyện cũ liên quan đến Hương Giang.

Khi được hỏi có sống 2 mặt với nàng Hậu không, cô trả lời: "Có gì đâu mà 2 mặt em ơi. Khi chị gặp vấn đề, Hương Giang đã nói rằng không chơi với chị. Chị có thể mở luôn cho em xem album Hương Giang đi lễ với chị sau chương trình Cuộc đua kỳ thú. Chị nói thẳng luôn, lúc đó Hương Giang chưa nổi tiếng, Hương Giang mới là người biên dịch cần chơi với chị".

Xôn xao chuyện Trang Trần nhắc lại xích mích 6 năm trước với Hương Giang: Lúc đó Giang mới là người cần chơi với chị - Ảnh 2.

Vốn là người tính thẳng, cô chia sẻ thêm: "Chị rất ghét kiểu đã chơi với nhau, lúc gặp hoạn nạn mà quay ra đạp nhau xuống. Chị không chấp vì đó là con nít. Nên sau này khi Hương Giang gặp chuyện với chú Trung Dân, chị đã trả 1 status để Hương Giang thấm lại rằng đã từng chơi với nhau mà khi mình gặp nạn còn bị đạp xuống thì nó là thế nào. Chị không hận thù, chị chưa bao giờ hận thù, chị chỉ trả lại những gì người ta đối đãi với chị".

Trang Trần kể lại, cả hai từng có khoảng thời gian thân thiết như chị em ruột thịt. Từng ở chung nhà, từng nấu ăn cho từng bữa nên khi Hương Giang lên mạng bảo không quen biết mình, cô rất bức xúc.

Chia sẻ của cựu người mẫu chưa dừng lại ở đó. Song với cương vị những khán giả, những người theo dõi và quan tâm Hương Giang lẫn Trang Trần, họ đều có cách nhìn nhận riêng trong câu chuyện này.

Được biết, mọi chuyện bắt nguồn từ show thực tế "Cuộc đua kì thú 2014" khi Hương Giang giành chiến thắng. Kéo dài suốt thời gian sau, cả hai liên tục dính vào những cuộc đáp trả trên mạng. Hương Giang nhân cơ hội "mắng" Trang Trần lúc gặp sự cố say xỉn và có hành động chống đối trong lúc mất kiểm soát. Còn Trang Trần, vịn scandal Hương Giang "hỗn hào" với nghệ sĩ Trung Dân để chỉ giáo.

Ngay lập tức, chúng tôi đã liên lạc với đại diện Hoa hậu Hương Giang nhưng phía Hương Giang từ chối phản hồi.

Phẫn nộ với phân cảnh gã chồng bội bạc đánh vợ máu me đầm đìa ở tập 6 Thế Giới Hôn Nhân

Nếu ngoại tình là chưa đủ thì trong tập 6 The World of the Married (Thế Giới Hôn Nhân), Tae Oh ( Park Hae Joon ) đã chính thức giành được danh hiệu người chồng tồi tệ nhất màn ảnh nhỏ Hàn Quốc khi thẳng tay đập Sun Woo ( Kim Hee Ae ) đến mức đầu cô bê bết máu.

Đoạn cut cuộc cãi vã giữa Tae Oh và Sun Woo

Bị “bóc phốt” ngay ở nhà người tình, dính phải cái mác “ngoại tình”, mất luôn cả nhà đầu tư tiềm năng và ghê sợ nhất là đối diện với tình huống không thể gặp lại con, Tae Oh dường như mất kiểm soát hoàn toàn. Trong cuộc tranh cãi với Sun Woo, vì quá tức giận, hắn đã bóp cổ rồi ném thẳng cô vào chiếc ti vi gần đó, khiến đầu cô bê bết máu vì bị thương. Không dừng lại ở đó, Tae Oh tiếp biên dịch tục bóp cổ và đập đầu Sun Woo vào tường đến mức cô ngất xỉu, không còn sức chống chọi. Vậy mà hắn ta vẫn đau đớn, khóc lóc thảm thiết như thể bản thân mình mới là người bị hại. Vừa trăng hoa ngoại tình lại còn vũ phu, còn loại người nào đáng khinh hơn gã chồng bội bạc này.

Thăm dò ý kiến

Bạn đánh giá thế nào về nhân vật Tae Oh?

Bạn có thể chọn 1 mục. Bình chọn của bạn sẽ được công khai.

Thế Giới Hôn Nhân phát sóng lúc 21 giờ (Việt Nam) vào mỗi thứ 6, thứ 7 hàng tuần trên kênh truyền hình jTBC.